0904366103

Đài loan vẫn là thị trường xuất khẩu lao động số 1 của Việt Nam

Đài Loan một trong những thị trường truyền thống của Việt Nam. Và đây cũng là thị trường màu mỡ thu hút đông đảo người lao động (NLĐ) tham gia.

Theo thông tin mới nhất từ  cục quản lý lao động ngoài nước, Đài Loan luôn là thị trường dẫn đầu về số lượng tiếp nhận lao động Việt Nam lớn nhất trong năm 2015, với khoảng 67 nghìn người. Lao động Việt Nam tham gia thị trường này làm việc chủ yếu trong các lĩnh vực như: sản xuất chế tạo, cơ khí, nông nghiệp, giúp việc, dịch vụ chăm sóc tại các cơ sở dưỡng lão, bệnh viện…

Xuất khẩu lao động Việt Nam tại Đài Loan

Tính đến thời điểm 2015, lương cơ bản của NLĐ khoảng 15-20 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, lao động tại nhà máy, công trường có thêm thu nhập ngoài giờ (2 giờ/ngày) được trả thêm 33% lương mỗi giờ; đối với giờ tiếp theo được trả thêm 66% lương mỗi giờ. Lương trả gấp 2 lần thường vào những ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ, nghỉ phép, “trong năm 2016, thị trường xuất khẩu lao động Đài Loan vẫn dẫn đầu thị trường tiềm năng của NLĐ Việt Nam” – theo cục quản lí lao động nước ngoài chia sẻ.

Là một trong nhữn thị trường thu hút nhiều lao động Việt Nam, nhất là lao động có nhu cầu đi làm giúp việc gia đình. Hiện tại, theo ước tính, tại Đài Loan có khoảng hơn 15.000 lao động việt nam đang làm việc hợp pháp tại đây.

Ưu và nhược điểm của người lao động Việt Nam
Lao động ngành chế biến thủy hải sản tại Đài Loan

Ông Hsieh Ming Hsin (32 tuổi) chia sẻ: “Lao động Việt Nam được đánh giá là cần cù chịu khó, song ngôn ngữ cũng như các kỹ năng khác lại kém lao động các nước trong khu vực.” Đối với lĩnh vực chăm sóc khu vực viện dưỡng lão, bệnh viện người lao động được chu cấp miễn phí nơi ăn, ở và tiết kiệm được khoảng 7 triệu đồng/tháng. Như vậy, người lao động tiết kiệm được 1 khoản chi phí khá lớn để gửi về gia đình.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất của các lãnh đạo doanh nghiệp  xuất khẩu lao động trong năm 2016 là phải:“ định vị lại lao động Việt Nam, xem lao động nước mình đang đứng ở vị trí nào trong khu vực để nhận biết điểm mạnh và điểm yếu, từ đó khắc phục và phát huy thế mạnh”.

Để cải thiện tình trạng hiện phải tập trung vào ba yếu tố: đào tạo nguồn lao động tốt (tác phong, nghề nghiệp, ngoại ngữ…); có đơn hàng – đối tác tốt và giám sát chặt chẽ lao động làm việc ở nước ngoài..

Bạn cũng có thể thích

Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.